Độ căng (độ chùng) dây curoa thế nào là đạt?

Độ chùng Dây curoa quan trọng như thế nào

 1. Điều gì xảy ra khi dây curoa căng hơn mức cho phép

  • Lực căng lớn sẽ đè hết lên ổ bị, khi motor quay với tốc độ cao sẽ tạo ra lực căng lớn hơn gấp nhiều lần, toàn bộ lực sẽ đè lên ổ bi, làm ổ bi nhanh mòn
  • Motor giảm công suất vì phải chịu thêm lực ma sát đè lên ổ bi
  • Dây curoa nhanh hỏng hơn, do lực ma sát với puly lớn hơn mức cho phép
  • Motor quá tải khi khởi động, giảm tuổi thọ động cơ
Toàn bộ lực căng sẽ đè lên ổ bi
Toàn bộ lực căng sẽ đè lên ổ bi

 2. Điều gì xảy ra khi dây curoa chùng hơn mức cho phép

  • Khi động cơ quay với tốc độ cao dây curoa sẽ bị lực ly tâm văng ra, dây ít bám vào puly, giảm hiệu quả truyền động.
  • Dây bị trượt, nhanh mòn.
  • Mặc dù, khi kiểm tra bằng tay, dây curoa không quá lỏng nhưng khi quay tốc độ cao 1000 – 1500 vòng/phút và hoạt động liên tục trong nhiều giờ liền mỗi ngày, thì mức ảnh hưởng này rất lớn
Khi quay với tốc độ cao, dây có xu hướng bị văng ra khỏi puly
Khi quay với tốc độ cao, dây có xu hướng bị văng ra khỏi puly

Có nên dùng cảm giác để kiểm tra

KHÔNG NÊN.

Vì nó phụ thuộc vào cảm giác riêng của mỗi người, người kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm sẽ hiểu rõ và canh chỉnh lực căng tốt hơn, tuy nhiên làm sao để hướng dẫn cho các nhân viên mới một cách tốt nhất, và liệu kinh nghiệm của người phụ trách có đúng hay không.

Và còn phụ thuôc nhiều yếu tố:

  • Độ chùng phụ thuộc vào khoảng cách của 2 pu ly, nếu khoảng cách pu ly càng lớn độ chùng sẽ cần lớn hơn, vì khi khoảng cách càng xa dây sẽ có 1 tần số rung, làm giảm hiệu suất truyền động, do đó để làm giảm độ rung cần phải tăng lực căng dây.
  • Tốc độ quay: tốc độ càng lớn lực ly tâm càng lớn, nên lực căng dây ban đầu cần phải càng lớn, để dây ôm sát pu ly khi quay.
  • Công suất động cơ: (cùng 1 tốc độ quay, nhưng lực kéo tăng lên) lực căng lớn hơn để đảm bảo đủ lực ma sát.
  • Phụ thuộc vào tiết diện dây, loại dây, trọng lượng
  • Độ chùng phụ thuộc lực đè của người kỹ thuật

Cách kiểm tra dựa theo tài liệu của các nhà sản xuất

Có 2 giá trị cần quan tâm là Độ chùng f và Lực đè F
Có 2 giá trị cần quan tâm là Độ chùng f và Lực đè F

Độ chùng f = t / 64

Lực F bao nhiêu là đủ. Lực đè nằm trong khoảng F min và F max

F min = T / 16      ;      F max = 1,5 x T / 16

– Ts Đối với dây curoa răng:

– Ts Đối với dây curoa V belt:

Công cụ tính toán độ chùng ONLINE

Nếu các công thức cảm thấy quá phức tạp thì admin đã nhúng 1 công cụ tính vào website như link bên dưới. Chỉ cần tính toán 1 lần để có kết quả,